Nang lông là những khoang nhỏ dạng ống ở lớp biểu bì, trong đó từng sợi lông phát triển. Chúng hiện diện trên tất cả vùng da ngoại trừ môi, lòng bàn tay và lòng bàn chân. Viêm nang lông ảnh hưởng đến các vùng có nhiều lông trên cơ thể, thường là cánh tay, đầu và mặt.
Nguyên nhân
Nhiễm trùng do vi khuẩn tụ cầu vàng, nấm men, virus... Tắc nghẽn nang lông. Rối loạn da như mụn trứng cá hoặc viêm da. Tác dụng phụ của thuốc. Hóa chất gây kích ứng da. Cạo râu không đúng cách. Mặc quần áo chật. Chà xát da.Triệu chứng
Trong giai đoạn đầu, viêm nang lông có thể trông giống như phát ban, một mảng mụn nhỏ hoặc mụn nhọt có đầu màu vàng hoặc trắng. Các mảng viêm có thể xuất hiện màu đỏ hoặc hồng trên tông màu da sáng. Trên tông màu da tối hơn, nó có thể có màu đỏ hoặc tím. Theo thời gian, tình trạng này có thể lan sang các nang lông lân cận và tiến triển thành vết loét đóng vảy.
Các triệu chứng khác bao gồm:
Ngứa hoặc nổi mụn. Vết loét đầy mủ. Vết loét đóng vảy. Viêm da. Ngứa. Đau.Phân loại
Có một số dạng viêm nang lông được phân loại tùy thuộc vào độ sâu của nhiễm trùng. Một số loại chỉ có thể gây ra các triệu chứng bề ngoài, trong khi những loại khác có thể tiến triển thành nhiễm trùng nang sâu hơn.
Các loại phổ biến bao gồm:
Viêm nang lông do vi khuẩn có mụn mủ và ngứa thường là kết quả của nhiễm trùng tụ cầu khuẩn, trực khuẩn mủ xanh (pseudomonas aeruginosa) hoặc sử dụng kháng sinh tại chỗ lâu dài. Viêm nang lông giả do lông mọc ngược phổ biến nhất ở những người có mái tóc xoăn hay cạo lông, tóc sát da. Viêm nang lông tăng bạch cầu ái toan chủ yếu xảy ra ở những người nhiễm HIV, AIDS giai đoạn cuối hoặc ung thư. Các triệu chứng là ngứa dữ dội và tái phát, có thể gây ra các mảng da sẫm màu được gọi là tăng sắc tố. Viêm nang lông Demodex ảnh hưởng đến các nang lông trên mặt. Nó xảy ra khi những con ve nhỏ sống trên bề mặt da xâm nhập vào nang lông.Biến chứng
Dù viêm nang lông không đe dọa đến tính mạng nhưng một số biến chứng có thể phát sinh bao gồm:
Mụn nhọt dưới da. Vết sẹo hoặc mảng tối da. Rụng tóc vĩnh viễn do tổn thương nang trứng. Nhiễm trùng nang lông tái phát. Nhiễm trùng lây lan sang các khu vực khác. Viêm mô tế bào.Chẩn đoán
Dùng tăm bông lấy mẫu trong các vết loét của người bệnh để xác định nguyên nhân gây nhiễm trùng. Lấy mẫu vùng da viêm và gửi mẫu đến phòng thí nghiệm để kiểm tra nấm men. Trong một số ít trường hợp, sinh thiết để loại trừ các vấn đề nghiêm trọng hơn.Điều trị
Điều trị viêm nang lông khác nhau tùy thuộc vào loại và mức độ nghiêm trọng. Người bệnh nhẹ chỉ cần điều trị tại nhà, còn những trường hợp nặng hoặc tái phát có thể cần dùng thuốc hoặc các liệu pháp khác.
Thuốc: Có nhiều loại thuốc khác nhau để điều trị viêm nang lông. Chúng bao gồm kem kháng sinh bôi tại chỗ, kháng sinh đường uống, kem chống nấm tại chỗ, dầu gội chống nấm, thuốc chống nấm đường uống, kem steroid, corticosteroid đường uống, tiêm cortisone. Liệu pháp ánh sáng: Trong những trường hợp nghiêm trọng, liệu pháp ánh sáng hoặc liệu pháp quang động có thể giúp cải thiện các triệu chứng của viêm nang lông sâu. Triệt lông bằng laser: Sử dụng trong trường hợp giảm viêm nang lông do cạo râu thường xuyên. Nó phá hủy các nang lông để vi khuẩn, nấm hoặc virus không thể lây nhiễm.Phòng ngừa
Tránh mặc quần áo chật hoặc gây khó chịu. Tránh hóa chất hoặc các sản phẩm chăm sóc khiến kích ứng da. Cạo râu đúng cách. Xử lý bồn tắm nước nóng và hồ bơi đúng cách. Không mặc quần áo ướt đẫm mồ hôi quá lâu.Bảo Bảo (Theo Medical News Today)