Những sai lầm khi lái xe đường ngập lụt

12/09/2024
|
0 lượt xem
Cầm Lái Chăm Sóc Xe Kỹ Năng Lái
Những sai lầm khi lái xe đường ngập lụt

Lái xe trong đường ngập lụt là điều các chuyên gia an toàn trên thế giới không khuyến cáo, vì dễ gây tai nạn cho cả chủ xe lẫn các phương tiện xung quanh. Nếu tình huống bắt buộc phải di chuyển qua các con đường bị lụt, tài xế nên lưu ý để tránh những sai lầm gây mất an toàn sau đây.

Di chuyển qua những đoạn đường bị ngập sâu

Đường Võ Chí Công (Hà Nội) ngập sáng 12/9. Ảnh: Nguyễn Đông

Ngập càng sâu nước càng dễ thâm nhập vào họng gió, ống pô gây thủy kích và hư hại máy. Tài xế nên chọn những đoạn đường ít ngập để di chuyển. Nên lái xe ở gần giữa tim đường, vì đây là vị trí cao nhất, nước sẽ chảy về hai phía mặt đường xuống rãnh cống thoát nước.

Tuy nhiên có những đoạn đường lồi lõm bất thường, phần tim đường có thể thấp hơn so với các vị trí khác, tài xế nên quan sát các xe phía trước để phán đoán được vị trí nào nước ngập sâu.

Đi tốc độ cao qua những đoạn ngập

Lái ôtô tốc độ cao qua đường ngập sẽ tạo thành sóng nước tản ra phía hai bên. Sóng nước này có thể khiến nước thân nhập vào các xe khác, hoặc nguy hiểm hơn là làm sóng đánh vào những người đi xe máy, khiến họ ngã, người và phương tiện có thể bị cuốn trôi.

    Bán tải tạt nước ép xe máy vào lề đường

Xe bán tải phóng nhanh qua đường ngập, tạt nước vào xe máy. Video: Nguyên Hưng

Chính vì thế, tài xế cần di chuyển với tốc độ chậm và đều, nhằm giảm thiểu tối đa hiện tượng sóng nước. Khi di chuyển chậm, cần chuyển về số thấp để giữ tua máy tăng cao, giúp hạn chế nước thâm nhập vào ống xả. Không nên dừng hẳn ở những đoạn lụt cao, mà nên giữ cho xe di chuyển với tốc độ chậm, nối đuôi xe phía trước.

Không nhường đường ở những đoạn đường hẹp

Nếu hai ôtô đi cùng lúc ở những đoạn đường ngập và hẹp, sóng nước tạo ra từ cả hai xe sẽ va vào nhau, khiến nước dao động mạnh và có thể thâm nhập vào họng gió, gây thủy kích.

Trong trường hợp này, các tài xế cần nhường nhau, di chuyển từng xe một qua những đoạn ngập, hoặc di chuyển với tốc độ chậm nếu không thể chờ.

Không làm khô phanh sau khi thoát ngập

Cụm phanh bị ướt sẽ làm giảm hiệu quả phanh. Do đó, khi thoát khỏi chỗ ngập nước, tài xế cần đạp phanh liên tục để sự ma sát giữa má phanh và đĩa phanh sẽ làm khô bộ phận này, làm tăng hiệu quả khi phanh.

Trong trường hợp xe bị chết máy ở chỗ ngập nước cao, qua mũi xe, cách tốt nhất để ngăn ngừa hư hỏng, thủy kích là không khởi động máy lại, rời bỏ xe, di chuyển về khu vực an toàn, liên hệ với lực lượng chức năng, cứu hộ và bảo hiểm để giải quyết vụ việc.

Hồ Tân

Tin liên quan
Tin Nổi bật