Trong khi đó, tỷ lệ này ở thế hệ Millennials là 6% và Gen X 7%. Dữ liệu thể hiện sự căng thẳng trong mối quan hệ với gia đình chồng, vợ của Gen Z ngày càng tăng.
Có 10% Gen Z cho biết xung đột với bố mẹ của bạn đời trung bình bốn lần mỗi tháng. Tỷ lệ này gấp đôi so với thế hệ Millennials 5% và chỉ 1% ở Gen X.
Nhà tâm lý học Renee Zavislak, MC chương trình phát thanh về tâm lý học Psycho Therapist: The Podcast lý giải sự xung đột do Gen Z là "thế hệ phá cách".
"Họ đã làm thay đổi cách chúng ta định nghĩa về giới tính, bản sắc", bà nói. "Gen Z là thế hệ biết từ chối một cách thoải mái nhất". Điều này khiến họ tăng xung đột với các thế hệ lớn tuổi hơn, trong trường hợp này là gia đình chồng, vợ.
Zavislak nhấn mạnh rằng quan hệ với gia đình bạn đời có thể khó khăn bởi chúng yêu cầu duy trì sự thân thiết mà không có mối liên kết huyết thống.
Gen Z là thế hệ tượng trưng cho cuộc thay đổi về mặt xã hội học. Họ sử dụng từ ngữ giao tiếp thoải mái hơn, phá vỡ kiểu làm việc 9-5 (9h sáng đến 5h chiều). Về cơ bản, họ đang từ chối mọi thứ mà các thế hệ trước xem như quy tắc văn hóa, ứng xử.
"Nó dễ gây ra sự lo lắng và bất an cho những người lớn tuổi, càng khó khăn hơn với mối quan hệ gia đình bạn đời", bà nói.
Cũng theo khảo sát của Talker Research, 31% Gen Z nói họ tranh cãi với gia đình bạn đời về chính trị, 22% là lựa chọn lối sống và mâu thuẫn với chồng, vợ 21%.
Ngọc Ngân (Theo Newsweek)