Những người đầu cơ Bitcoin (BTC) nhiều tháng qua luôn trông mong việc các ngân hàng trung ương phương Tây cùng bắt tay vào chiến dịch nới lỏng tiền tệ. Cơ hội trên đang đến rất gần. Chỉ số chứng khoán Mỹ S&P 500 và Nasdaq nhảy vọt, tiệm cận mức cao kỷ lục, lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ giảm xuống mức thấp nhất trong nhiều năm và giá vàng tăng vọt lên mức đỉnh mọi thời đại. Trong khi đó, Bitcoin gần như bất động.
Thị giá đồng tiền số lớn nhất thế giới đã có đợt cải thiện khá tốt vào cuối tuần rồi khi tăng gần 3%, nhưng xét giá trị tuyệt đối, BTC vẫn dưới 60.000 USD. Vùng giá này thấp hơn khoảng 20% so với mức cao nhất mọi thời đại (trên 73.500 USD một đơn vị) được thiết lập 6 tháng trước.
try{try{for(const iframe of document.querySelectorAll("iframe[data-src]")){iframe.removeAttribute("sandbox");iframe.setAttribute("src",iframe.getAttribute("data-src"));}}catch(e){}}catch(e){console.log("error_replace_script",e);}
Mặc dù vẫn chưa rõ liệu Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) sẽ cắt giảm lãi suất 25 hay 50 điểm cơ bản (0,25% và 0,5%), giới chuyên gia chắc chắn ngân hàng trung ương này sẽ bắt tay vào chu kỳ nới lỏng đầu tiên kể từ năm 2019, có thể ngay tuần này khi số liệu lạm phát hạ nhiệt. Công cụ theo dõi lãi suất CME FedWatch cho thấy nhà đầu tư hiện đặt cược xác suất 47% Fed giảm 50 điểm cơ bản.
Fed sẽ tham gia cùng các ngân hàng trung ương lớn khác của phương Tây như Ngân hàng trung ương châu Âu, Ngân hàng Anh và Ngân hàng Canada - tất cả đều đã cắt giảm lãi suất, có nước thực hiện nhiều hơn một lần.
Các thị trường truyền thống lập tức có phản ứng. Cổ phiếu, trái phiếu và giá vàng đều tăng mạnh khi các nước phát triển cùng khởi động chiến dịch nới lỏng tiền tệ. Chứng khoán Mỹ khép lại một tuần giao dịch sôi động với các chỉ số đồng loạt tăng điểm. Chốt phiên 13/9, S&P 500 tăng 0,5% và Nasdaq Composite nhích thêm 0,7%. Tuần vừa rồi, S&P 500 đã tích lũy hơn 4%. Tương tự, chứng khoán châu Âu cũng đi lên.
Thị trường kim loại quý còn phản ứng mạnh hơn. Trong phiên cuối tuần trước, mỗi ounce vàng giao ngay tăng 19 USD lên 2.577 USD. Đây là mức cao kỷ lục mới. Có thời điểm, giá vàng lên 2.584 USD.
Tuy nhiên khi nhìn rộng hơn, Bitcoin vẫn cao hơn 40% so với đầu năm và 127% so với mức năm trước. Phần lớn sự kém hiệu quả của BTC trong vài tháng qua được nhiều nhà phân tích xem như nhịp nghỉ sau chu kỳ tăng giá quá lớn. Hiệu suất của tiền số năm nay so với cùng kỳ năm ngoái vẫn vượt chứng khoán Mỹ và vàng.
Tuy nhiên, nhóm đầu cơ lại không thích tầm nhìn dài hạn. Xét cho cùng, Bitcoin ngày nay thấp hơn nhiều so với giá của nó gần ba năm trước, khoảng 69.000 USD. Nếu tính đến lạm phát tăng nhanh trong ba năm qua, hiệu suất thậm chí còn tồi tệ hơn, đặc biệt với những ai xem tiền số như hàng rào lạm phát. S&P 500 cao hơn khoảng 33% trong cùng khung thời gian trên, vàng thậm chí còn tăng hơn 50%.
Công ty phân tích dữ liệu Steno Research lưu ý rằng thị trường tiền số đã không chứng kiến nhiều chu kỳ cắt giảm lãi suất, lần đầu là vào năm 2019. Nhóm nghiên cứu chỉ ra thực tế, BTC giảm khoảng 15% trong khoảng thời gian từ khi Fed cắt giảm lãi suất đầu tiên vào tháng 8 đến cuối tháng 11/2019 với 75 điểm cơ bản. Mãi đến khi chính sách thúc đẩy tiền tệ ồ ạt thời Covid vào tháng 3/2020, tiền số này mới chạm đáy và bắt đầu gia tăng chóng mặt.
Nhóm chuyên gia của CoinDesk cho rằng, có thể các đợt cắt giảm lãi suất ngắn không đủ lực để kéo giá Bitcoin. Chỉ có các biện pháp lâu dài từ các ngân hàng trung ương lớn mới châm ngòi cho một đợt tăng giá mới.
Tiểu Gu